13 tác dụng của Trà Hoa Cúc – cách dùng và lưu ý quan trọng

13 tác dụng của Trà Hoa Cúc – cách dùng và lưu ý quan trọng

Trà hoa cúc – loại trà không còn xa lạ gì với giới vua chúa ngày xưa. Ngoài công dụng là một loại trà ngon để thưởng thức nó còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho sức khỏe.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về loại trà vừa quen vừa lạ này.

Danh Mục

1. Trà hoa cúc có đặc điểm như thế nào?

Trà hoa cúc là loại trà rất dễ thực hiện, chỉ bằng cách đun sôi những bông cúc khô với nước và ngâm trong vài phút là đã có ngay món trà thơm ngon lại bổ dưỡng.

Nước trà có nhiều sắc độ từ trong suốt đến vàng tươi, rồi vàng nhạt đi nếu ngâm nước lần 2.

Trên thế giới có tổng cộng khoảng 13000 loại cúc khác nhau. Tuy nhiên chỉ có 2 loại là cúc trắng ( hay Chrysanthemum  )và cúc vàng (hay Chrysanthemum indicum) được dùng để chế biến trà uống.

Bisabolol hay Levomenol là thành phần chủ yếu có trong trà hoa cúc. Đây là hoạt chất giúp chống kích ứng, viêm nhiễm và các loại vi khuẩn có hại. Người ta dùng tinh dầu hoa cúc để thư giãn tinh thần, tăng cường trí nhớ và giảm đau đầu một cách hữu hiệu.

Một số loại mỹ phẩm cũng được chiết xuất từ hoa cúc vì chất này có tác dụng giúp giảm kích ứng, kích thích quá trình tự phục hồi và tái tạo da, giúp da khỏe đẹp, trắng hồng.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa Apigenin có trong hoa cúc được nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng có tác dụng chống ung thư và ngăn các tế bào ung thư lan rộng hiệu quả.

2. Những tác dụng hữu ích của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Cách đơn giản để chế biến 1 ly trà hoa cúc đó là sử dụng bột hoa cúc khô pha với nước nóng rồi khuấy đều lên, dùng công cụ lọc để loại bỏ cặn. Nếu bạn ưa ngọt có thể cho thêm mật ong. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những công dụng tốt đối với sức khỏe từ loại trà này.

1. Tác dụng làm mát cơ thể, dưỡng da khỏe đẹp

Cơ thể nóng sẽ khiến làn da xấu đi, nổi mụn và không mịn màng. 

Một tách trà hoa cúc kết hợp với trà xanh và hoa hòe có thể giúp cơ thể giải nhiệt, tiêu độc, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa chứng đau đầu do sốc nhiệt. 

Với tác dụng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn, trà hoa cúc sẽ giữ cho làn da của bạn luôn mịn màng và không lo sợ việc bị nổi mụn, chống lại những dấu hiệu lão hóa da. Hãy làm theo cách sau đây.

Thực hiện: 10g hoa cúc khô, 10g long nhãn, 30ml mật ong và 15g táo đỏ. Hoa cúc, táo đỏ và long nhãn đem ngâm nước sôi đậy nắp kín khoảng 10 phút.

Để nguội rồi thêm mật ong vào trước khi uống để thêm hương vị. Có một cách khác là pha trà hoa cúc với nấm phục linh để trông sắc mặt tươi tắn và có sức sống hơn.

2. Mát gan, nhuận tràng

Với tính mát nên trà hoa cúc thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc gan. Nếu bị viêm gan, viêm gan cấp tính hoặc mụn nhọt,…hãy thử dùng trà hoa cúc bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

Cách làm như sau: 1,5 lít nước sôi với 50g hoa cúc khô và rễ cam thảo. Cho thêm đường phèn vào nấu thêm 1 lúc cho tan đường là được. Khi uống thì lọc bỏ bã và chỉ lấy nước. 

3. Tốt cho người bị các bệnh về tim mạch

Trong trà hoa cúc có một chất chống oxy hóa hiệu quả đó là flavones. Chất này có khả năng làm giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể – một trong những dấu hiệu quan trọng báo động về khả năng mắc bệnh về tim mạch.

Nếu bạn hay bị chứng đau thắt ngực do bệnh động mạch vành thì hãy dùng ngay trà hoa cúc vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong hoa cúc rất hiệu quả trong việc chữa trị các triệu chứng này.

Bạn cũng có thể dùng trà hoa cúc để giảm huyết áp và các triệu chứng liên quan như chóng mặt, nhức đầu và mất ngủ.

4. Chữa được phong hàn, cảm lạnh

Trà hoa cúc có tính mát nên có tác dụng giúp hạ sốt, làm ấm cơ thể, chữa cảm lạnh hoặc phong hàn hiệu quả. Để làm giảm các triệu chứng trên hãy pha trà hoa cúc cùng với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, đợi trà nguội và thưởng thức, vừa ngon mát lại có tác dụng hiệu quả.

Để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cảm cứ cách 2 giờ hãy uống một tách trà hoa cúc khô, bạn sẽ thấy cơ thể nhanh khỏe hơn rất nhiều.

5. Phương pháp giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả

Nếu có ý định giảm cân nhưng lo sợ nguy cơ từ các loại thuốc giảm cân trên thị trường, hãy làm ngay 1 tách trà atiso với hoa cúc khô sẽ an toàn hơn. Cách làm là đun sôi atiso cho ra hết nước trong 45 phút rồi đun sôi thêm 5 phút nữa với hoa cúc khô sau đó uống. Lưu ý sẽ hiệu quả hơn khi dùng ấm.?

6. Giúp có giấc ngủ ngon

Bạn hay bị mất ngủ, ngủ không ngon, hay thức giấc giữa đêm? Yên tâm vì trà hoa cúc sẽ làm các biểu hiện trên tan biến trong tích tắc. Để ngủ ngon giấc hãy uống một cốc trà hoa cúc trước khi ngủ. 

Ngoài ra các chất có trong hoa cúc còn giúp ngăn chặn vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp, dịu bớt căng thẳng thần kinh. Từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn, ngon hơn. Những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ thường được khuyến khích sử dụng trà hoa cúc.

Cách làm như sau : nấu 1 tách trà hoa cúc rồi thêm vào một ít mật ong, vừa có cảm giảm ngon miệng vừa giúp ngủ ngon hiệu quả.

7. Giảm đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt

Những cơn đau bụng mỗi khi tới kỳ “đèn đỏ” khiến các chị em khổ sở. Để giảm các cơn đau bụng kinh, hãy uống 1 tách trà hoa cúc, vì trong hoa cúc có chứa các hoạt chất giúp giảm các cơn co thắt tử cung, từ đó giảm đau bụng hiệu quả.

Tuy nhiên, trà hoa cúc cần thận trọng khi sử dụng cho mẹ bầu vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

8. Phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Trong trà hoa cúc có chứa hàm lượng apigenin nhất định đã được chứng minh là  có tác dụng chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, da, tuyến tiền liệt, đường tiêu hóa và tử cung.

Theo một số nghiên gần đây đã cho thấy người không uống trà hoa cúc có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến giáp nhiều hơn những người thường xuyên uống trà hoa cúc từ 2 đến 6 lần mỗi tuần. 

9. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm virus

Những chất có trong trà hoa cúc giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể do có tính kháng khuẩn. Các chất này giúp sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh  để chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể. 

Hãy dùng trà hoa cúc khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus, chúng có thể giúp tiêu diệt virus và làm cơ thể nhanh chóng khỏe mạnh lại.

10. Giảm phát ban

Cơ thể phát ban thường do cơ thể quá nóng mà biểu hiện ra ngoài thành các vết mẩn đỏ. Người ta thường dùng trà hoa cúc để điều trị bệnh ban đỏ do tính giải nhiệt của hoa cúc. 

Trong trường hợp bị phát ban, hãy làm theo cách sau: Cách 2 đến 3 giờ  hãy uống trà hoa cúc 1 lần và duy trì cho đến khi hết các vết mẩn đỏ.

Đừng nên ăn các đồ quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng, điều đó sẽ dễ khiến cơ thể bị nóng trong dẫn tới phát ban.

11. Tốt cho mắt

Các hoạt chất trong trà hoa cúc có tác dụng cải thiện thị lực một cách hiệu quả. Hãy uống trà hoa cúc nếu bạn thường xuyên bị khô mắt, đỏ mắt do đọc sách hoặc tiếp xúc với máy vi tính quá lâu, trà hoa cúc sẽ giúp mắt bạn trông khỏe hơn rất nhiều.

12. Giúp giảm căng thẳng, lo lắng

Nếu cảm thấy mệt mỏi, stress do công việc quá nhiều, hãy dành thời gian thưởng thức một tách trà hoa cúc, nó sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh trung ương và giúp bạn thấy thoải mái, thư giãn hơn.

13. Giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà hoa cúc có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Vì vậy, để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, hãy uống 1 tách trà hoa cúc mỗi ngày.  Cách này không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn hiệu quả nữa.

3. Phương pháp sử dụng trà hoa cúc hiệu quả

3.1 Thời điểm nên uống trà hoa cúc

Để trà phát huy được hiệu quả thì sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi ngủ ít nhất 30 phút là thời điểm thích hợp để dùng trà, dù là trà hoa cúc hay các loại trà nào khác.

  • Uống trà hoa cúc sau khi ăn

Thường sau bữa ăn, cơ thể do đã hấp thụ nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn mặn nên sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa chúng. Theo một nghiên cứu đã cho thấy rằng để tiêu hóa tốt các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thì một cơ thể bình thường cần phải mất ít nhất 4 giờ. Vì vậy, sau khi ăn là thời điểm rất thích hợp để uống trà hoa cúc.

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, các chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi sẽ được đẩy lùi nếu uống trà hoa cúc sau bữa ăn khoảng 30 phút, đồng thời cũng giúp việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, trà hoa cúc sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể nếu bạn vừa ăn đồ mặn để tránh gây tăng muối so với bình thường, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hoặc các bệnh về tiêu hóa,…

 

  • Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ

Ngoài việc sản phẩm mang lại tác dụng tốt thì thời điểm sử dụng cũng là một vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý để sản phẩm phát huy hiệu quả và cơ thể hấp thu tốt hơn, việc uống trà cũng vậy.

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe thì trước khi đi ngủ 30 phút là thời điểm thích hợp để uống trà hoa cúc. Trong trường hợp cần thức khuya làm việc thì việc lựa chọn 1 tách trà hoa cúc cũng là 1 ý hay, giúp bạn thấy tỉnh táo, dễ chịu và làm việc hiệu quả hơn.

  • Uống trà hoa cúc sau quá trình hoạt động

Hãy uống trà hoa cúc sau khi tập thể dục hoặc phải động nhiều, ra nhiều mồ hôi để cung cấp nước cho cơ thể, tránh mệt mỏi, choáng váng. Lưu ý khi dùng thì nên dùng trà ấm, không nên dùng trà quá lạnh hoặc quá nóng tránh giảm tác dụng của trà.

  • Uống trà theo thời gian trong ngày

Bạn cũng có thể uống trà theo các mốc thời gian trong ngày cũng rất hiệu quả.

– Vào buổi sáng: Để có tinh thần thoải mái và dễ chịu, bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng hãy uống trà hoa cúc sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.

– Sau bữa trưa: Bạn cũng có thể uống trà hoa cúc sau bữa ăn trưa để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể cũng rất tốt. Nếu thích vị đậm đà hơn có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong để tăng thêm hương vị. Cách này còn giúp xua tan những mệt mỏi, tốt cho sức khỏe.

– Sau bữa tối: Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn tối sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và ngủ sẽ ngon hơn.

  • Chỉ uống từ 1 đến 2 ly/ ngày

Tuy tốt nhưng nếu nhiều quá cũng gây tác dụng phụ. Vì vậy bạn không nên uống quá nhiều trà hoa cúc mà chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly/ngày. Cũng không nhất thiết bạn phải uống theo tất cả thời điểm như nói ở trên mà chỉ cần lúc thấy cần thiết nhất để uống là được.

 

3.2 Một số chú ý cần thiết

Những trường hợp sau đi bạn nên chú ý để tránh những rủi ro khi dùng trà hoa cúc:

  • Không dùng trà hoa cúc thay nước để uống thuốc

Một số chất có trong thuốc khi gặp axit tannic có trong trà sẽ tạo ra những phản ứng hóa học gây ra tác dụng phụ không tốt cũng như sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc.

Nếu như dùng trà để uống an thần sẽ làm giảm đến mất tác dụng của thuốc. Vì vậy, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì không nên dùng trà thay nước để uống thuốc.

  • Lưu ý đối với phụ nữ mang thai

Tuy rằng một tách trà hoa cúc có thể giúp nâng cao tinh thần và trấn an hệ thần kinh nhưng không có một nghiên cứu nào đảm bảo rằng nó sẽ an toàn đối với phụ nữ mang thai, vì vậy đừng tùy ý dùng.

Phụ nữ mang thai nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày, thậm chí có thể bị tiêu chảy và các triệu chứng nghiêm trọng khác do hệ miễn dịch bị suy giảm, lá lách và dạ dày đều yếu hơn bình thường.

  • Không sử dụng trà hoa cúc  khi bụng đang đói

Nếu bạn đang đói bụng thì càng không nên uống trà hoa cúc, vì khi đó lượng đường huyết trong cơ thể thấp, trà đi vào cơ thể sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, nặng hơn có thể bị “say trà” khiến đau ngực, buồn nôn, hoa mắt,… vô cùng khó chịu và còn có khả năng dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, bạn có thể nhâm nhi một tách trà hoa cúc cùng với bánh ngọt kèm theo để vị ngọt làm tăng đường huyết trong cơ thể sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị “say trà” dù không đói nhưng do uống quá nhiều. 

Nhưng cái gì cũng có hai mặt, trà hoa cúc tốt cho cơ thể thì cũng không tránh khỏi những tác dụng phụ. Vì vậy, bạn nên nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định dùng trà.

4. Một số tác dụng phụ không mong muốn

Tuy trà hoa cúc được sử dụng rộng rãi, có nhiều tác dụng tốt giúp an thần, giải độc, nhuận gan, tốt cho tim mạch,… Nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng và dùng một cách bừa bãi thì sẽ gây nên những tác dụng phụ khác như sau:

  • Làm kích ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa

Bạn không nên sử dụng trà hoa cúc nếu như bị dị ứng với cỏ dại, hoa bồ công anh hoặc hoa cúc vì nó có thể gây ra một số phản ứng dị ứng ở người. Bạn cũng có thể bị dị ứng nếu quá mẫn cảm với một số bộ phận của hoa cúc như thân, lá, phấn hoa,…

Một số người sẽ có các triệu chứng như da bị mẩn đỏ, phát ban hoặc các phản ứng khác khi uống trà hoa cúc. Khi cơ  thể bị dị ứng ngoài phát ban còn có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm khác, vì vậy cũng nên thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị kích ứng da do thành phần alantolactone hóa học gây nên khi sử dụng trà hoa cúc.

 

  • Làm hệ tiêu hóa rối loạn ở người già

Hàm lượng cholesterol và huyết áp có thể được kiểm soát bởi trà hoa cúc. Tuy nhiên, vì chức năng của dạ dày ở nhóm người lớn tuổi thường yếu hơn nên khi sử dụng trà hoa cúc sẽ dễ gây ra rối loạn tiêu hóa.

  • Gây hạ huyết áp ở người huyết áp thấp

Vì trà hoa cúc có thể gây giảm huyết áp nên những người có huyết áp cao thì có thể dùng để hạ huyết áp còn những người huyết áp thấp thì không nên dùng loại trà này. Theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu người huyết áp thấp cố lạm dụng trà hoa cúc trong lúc sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp sẽ khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng huyết áp xuống quá thấp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó lường.

  • Vô hiệu hóa tác dụng của một số loại thuốc và hóa chất 

Những bệnh nhân tiểu đường nên tránh dùng trà hoa cúc vì nó có thể tương tác với thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc. Không nên dùng trà hoa cúc đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn , chống viêm hoặc thuốc an thần vì trà sẽ có thể làm tăng cường tác dụng của thuốc gây hại đến sức khỏe của bạn.

5. Lời kết

Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp ích cho việc bảo vệ sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng bất cứ loại sản phẩm tăng cường sức khỏe nào để đảm bảo an toàn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

cây rau muống Previous post 17 tác dụng của cây rau muống – cách dùng trị bệnh và lưu ý
rau cải thìa Next post 22 tác dụng của cây Cải thìa – cách dùng trị bệnh và lưu ý